Skip to main content

Tóm tắt các điểm chính về kế hoạch hành động để tạo công bằng

Tóm tắt các điểm chính về kế hoạch hành động để tạo công bằng

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) thực hiện trên khắp Bộ cách tiếp cận để cố gắng mang lại công bằng cho các cộng đồng mà trải qua lịch sử, đã bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức và Bộ sẽ tiếp tục sử dụng chiến lược có sự tham gia của cộng đồng, lấy con người làm trung tâm, để thu hút từ công chúng những phản hồi có ý nghĩa.

Cụ thể, Bộ đã tổ chức các cuộc họp, các buổi triệu tập và lắng nghe để trực tiếp giao lưu với các cộng đồng da màu, cộng đồng bản địa, người có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP), cộng đồng nông thôn, cộng đồng LGBTQI+, người khuyết tật, người từng bị giám sát bởi hệ thống tư pháp và người bị ảnh hưởng xấu do tình trạng bất bình đẳng gây ra. Các cộng đồng này bao gồm các tổ chức quốc gia, khu vực, tiểu bang và địa phương có nhu cầu và quan tâm đến các cộng đồng và/hoặc có nguồn gốc từ các cộng đồng mà trải qua lịch sử, đã bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức, kể cả những người đã tham gia vào các nỗ lực cải cách tư pháp hình sự.

Trải qua lịch sử, các cộng đồng này đã phải đối mặt với những rào cản khi có ý định tiếp xúc với các cơ quan Liên bang, do lối làm việc, chính sách, hệ thống và cơ sở hạ tầng của các cơ quan này, hoặc đối mặt với các rào cản mà trải qua lịch sử, quá thường thấy đối với các cộng đồng bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức, chẳng hạn như thiếu phương tiện truy cập internet, giao thông, thời gian, năng lực và nguồn tài chính. Những trở ngại này đã dẫn đến tình trạng công chúng ít quen thuộc hoặc ít có kiến thức về các chương trình Liên bang, tình trạng này thường trở nên trầm trọng hơn do sự thiếu tin tưởng, trước đây hoặc hiện nay, vào các chương trình đó; dựa trên những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ khi họ tiếp xúc với người của chính quyền. Nhằm đáp ứng trước tình hình này, Bộ sẽ tiếp tục giao lưu một cách có ý nghĩa với các cộng đồng này để biết chắc các chương trình, hoạt động và công việc tạo công bằng của Bộ sẽ dễ tiếp cận, hiệu quả và mang lại tác động.

Đối với Năm tài chính (FY) 2024, Bộ sẽ thúc đẩy năm chiến lược tạo công bằng như sau:

  • Loại bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận tài trợ và nguồn lực cho các tổ chức được lãnh đạo bởi và chủ yếu phục vụ các cộng đồng mà trải qua lịch sử đã bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức, đã từng đối mặt với các rào cản mang tính xã hội và hệ thống khi muốn tiếp cận và nhận các nguồn lực của Liên bang, cũng như các cộng đồng bị ảnh hưởng không đồng đều bởi tội phạm, bạo lực và trở thành nạn nhân.
  • Hỗ trợ các chương trình khắc phục và tái hòa nhập xã hội nào có mục tiêu giảm bớt tình trạng tái phạm và cải thiện kết quả cho những người bị vướng mắc vào công lý (bao gồm cả những người thuộc các cộng đồng mà trải qua lịch sử đã bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức và những người bị ảnh hưởng không đồng đều bởi tội phạm, bạo lực và trở thành nạn nhân), bao gồm những chương trình nhằm cải thiện cách chăm sóc sức khỏe và liên tục hỗ trợ chăm sóc, giảm các rào cản để có được giấy tờ tùy thân do chính quyền cấp, giải quyết gánh nặng liên quan đến việc không đủ khả năng trả tiền phạt và lệ phí, cải thiện các mô hình giám sát cộng đồng để giảm tỷ lệ phải thu hồi quyết định do lỗi kỹ thuật.
  • Tiến đến việc thành lập một đội ngũ nhân viên thực thi pháp luật toàn diện, đa dạng và chuyên nghiệp để củng cố niềm tin của công chúng và cải thiện kết quả an toàn công cộng bằng cách loại bỏ các rào cản đối với tỷ lệ đại diện trong các cơ quan thực thi pháp luật Liên bang, Tiểu bang, Bộ lạc, địa phương và lãnh thổ cho các cộng đồng ít được đại diện.
  • Cải thiện cách phản ứng của nhân viên thực thi pháp luật và tư pháp hình sự đối với các tội phạm ảnh hưởng không đồng đều đến phụ nữ, thiếu nữ, người chuyển giới và người không biểu lộ giới tính truyền thống (bao gồm bạo lực dựa trên giới tính và buôn bán tình dục) bằng cách cung cấp và/hoặc hỗ trợ: (1) đào tạo có chủ đích về cách điều tra và truy tố các tội phạm này; (2) đào tạo và nguồn lực về các phương pháp tiếp cận, chăm sóc và phục vụ cho nạn nhân, các phương pháp này có giải thích cho nạn nhân về chấn thương và phù hợp với văn hóa của nạn nhân; và (3) các nguồn lực và hỗ trợ để xây dựng mối quan hệ và tăng mức tiếp cận các dịch vụ và giúp đỡ dành cho các cộng đồng mà trải qua lịch sử đã bị thiệt thòi và không được phục vụ đúng mức.
  • Bảo đảm rằng các cộng đồng không được phục vụ đúng mức (bao gồm thành phần LEP và thành phần khuyết tật, bên cạnh thành phần khác) nhận thức được và có thể tiếp cận các dịch vụ pháp lý để giải quyết tội phạm môi trường, ô nhiễm, biến đổi khí hậu và các mối nguy môi trường khác và được giúp đỡ để len lỏi qua các khung cảnh pháp lý và quy định cần thiết để có được nước sạch, không khí sạch và các tài nguyên thiên nhiên khác.